Tổn thương dây chằng chéo là một trong những tổn thương hay gặp và để lại nhiều di chứng nhất trong chấn thương khớp gối. Thường gặp nhất là đối với những người chơi thể thao: bóng đá, tennis, cầu lông…hay những trường hợp bị tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt. Vậy tổn thương dây chằng chéo có cần phẫu thuật không, mời bạn đọc chia sẻ đầy đủ của BS.CKI. Vi Văn Dương - Khoa Chấn thương chỉnh hình -  Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.

Bài viết chuyên môn từ BS.CKI. Vi Văn Dương - Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.

 

 

 

Tổng quan về tổn thương dây chằng chéo trước:

Dây chằng chéo trước (ACL) là dây chằng quan trọng trong ổn định khớp gối. Tổn thương dây chằng chéo trước gối thường xảy ra đối với một số người vận động tại vùng gối quá sức như: Các vận động viên thể thao, các cầu thủ bóng đá và người bị tai nạn lao động,…Bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn nếu bệnh nhân không được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Nguyên nhân gây tổn thương dây chằng chéo trước: 

Tổn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra gián tiếp khi người bệnh chạy, nhảy và sau đó đột ngột chậm lại và thay đổi tư thể hay đảo chiều vận động làm xoay hay đè ép gối trượt ra phía trước. Tổn thương trực tiếp dây chằng chéo trước xảy ra do nguyên nhân chấn thương trực tiếp, làm gối duỗi quá mức hoặc trượt ra trước quá nhiều khi đó dây chằng chéo trước giữ khớp gối không trượt ra trước bị chịu áp lực quá nhiều làm rách và đứt dây chằng. Phụ nữ thường có nguy cơ cao hơn nam giới trong tổn thương dây chằng chéo trước. 


 

Dấu hiệu để nhận biết bị đứt dây chằng chéo trước: 

Đây là vấn đề mà tất cả những người gặp chấn thương thường không biết hoặc biết nhưng dễ dàng bỏ qua: 

- Người bệnh sẽ nghe tiếng “pop” sau khi bị chấn thương, cảm giác khớp gối không được vững, lỏng gối.

- Đau nhức là triệu chứng đầu tiên và đến sớm nhất nguyên nhân xảy ra là do chảy máu từ mạch máu nơi tổn thương.

- Lỏng gối: Người bệnh sẽ có cảm giác đi lại khó khăn, chân yếu, chân bị lỏng gối khó khăn trong việc vận động đi lại

- Teo cơ: do ít vận động nên chân bị đứt dây chằng sẽ bị teo so với chân còn lại

- Sau một thời gian khi đau, sưng gối được cải thiện, mọi người có thể đi lại bình thường nhưng cảm giác không vững từ khớp gối. 

 

 

 

Đứt dây chằng chéo trước có nên phẫu thuật hay không?

Đây là câu hỏi mà đa số bệnh nhân đều thắc mắc về vấn đề này, việc lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh đứt dây chằng chéo trước dựa vào những yếu tố như: mức độ tổn thương dây chằng, các tổn thương phối hợp bên trong khớp gối, độ tuổi của bệnh nhân, và nhất là nhu cầu vận động của bệnh nhân. 

Tổn thương dây chằng chéo trước cần được điều trị với phẫu thuật kết hợp vật lý trị liệu sau phẫu thuật hoặc là tham gia chương trình vật lý trị liệu không phẫu thuật.

Bệnh nhân không cần phẫu thuật khi:

•    Có vết rách nhỏ tại dây chằng chéo trước và có thể lành khi nghỉ ngơi và tập vật lý trị liệu 

•    Không tham gia thể dục, thể thao, đặc biệt là khi bệnh nhân > 55 tuổi

•    Bạn có mong muốn được điều trị vật lý trị liệu không phẫu thuật.

 

 

Một điều cần biết là khi không phẫu thuật thì bạn có thể bị tăng nguy cơ các vấn đề về khớp gối trong tương lai, bao gồm đầu gối kéo dài, giảm hoạt động, biên độ vận động của khớp gối, tổn thương các phần khác của gối. Tuy nhiên phẫu thuật không phải là điều trị nhanh chóng. Phải cần có thời gian để phục hồi hoàn toàn và trở lại bình thường sau khi qua 1 quá trình tập vật lý trị liệu.

Chính vì vậy mà việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật, cách thức lấy gân cũng vô vùng quan trọng, người bệnh cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. 

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn thực hiện rất nhiều phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước và chéo sau, hầu hết các bệnh nhân đều hài lòng khi xuất viện và với khung chương trình tập vật lý trị liệu thì các bệnh nhân đã trở về lại được các hoạt động như trước đây.

 

 

Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối kéo dài từ 60-90 phút trong mổ, sử dụng các gân ít ảnh hưởng tới chân như là Gân Hamstring, gân cơ mác dài,.. tái tạo thành dây chằng chéo trước mới của khớp gối. 

Sau mổ, bệnh nhân được nằm lại khoảng 2-3 ngày để theo dõi sau mổ và tập vật lý trị liệu để bệnh nhân có thể hoạt động nhẹ nhàng sau mổ.

Khi xuất viện bệnh nhân được dặn dò kỹ lưỡng và tập vật lý trị liệu theo chương trình để trở lại hoạt động như trước đây. Do vậy việc tái khám thường xuyên là điều cần thiết để theo dõi việc lành dây chằng, tránh các biến chứng sau mổ và cũng để bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn tập vật lý trị liệu cho từng người bệnh.

 

Trên đây là những thông tin cần thiết gửi đến bạn, nếu bạn nghi ngờ hoặc đang bị đứt dây chằng chéo trước. Bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn, hướng dẫn và có phương pháp điều trị phù hợp tránh để lại những hệ quả không mong muốn.

Cần thông tin thêm hoặc liên hệ đặt lịch thăm khám, quý khách có thể gọi hotline: 1800 67 67 hoặc 090 1838 115.

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

Viết bình luận