Bác sĩ Dương

Bác sĩ Dương

CÁC DỊCH VỤ Y TẾ

heartbeat

Mang xứ mệnh là đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, chúng tôi cung cấp cho bạn các dịch vụ không thể hấp hấp dẫn hơn

BÁC SĨ CHUYÊN NGHIỆP

Bác sĩ có chuyên môn cao, từng công tác tại các bệnh viện lớn TP. HCM

heartbeat
CHĂM SÓC TẬN TÌNH

Gọi điện trực tiếp với bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn kịp thời)

heartbeat
DỊCH VỤ 24H

MewClinic - Cung cấp, bảo dưỡng số lượng máu khổng lồ cho bệnh nhân

heartbeat
heartbeat
CHĂM SÓC KHẨN CẤP

Bác sĩ luôn sẵn sàng đến với bệnh nhân trong mọi trường hợp khẩn cấp

heartbeat
TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU SAU MỔ

Phương án hỗ trợ bênh nhân phục hồi chức năng sau phẫu thuật

heartbeat
BẢO HIỂM

Thực hiện tại bệnh viện có BHYT và bảo hiểm tư nhân

TẠI SAO NÊN CHỌN BÁC SĨ
heartbeat
BS. Vi Văn Dương là bác sĩ tài năng, có nhiều kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình. Lấy y đức đặt lên hàng đầu, chúng tôi đã và đang là một trong những nơi được coi là điểm đến mà người bệnh tin tưởng nhất trong các bệnh viện hiện nay. Với chi phí phải chi trả cho dịch vụ khám chữa bệnh hỗ trợ bằng thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tư nhân đăng kí trên mọi miền tổ quốc.
  • Bác sĩ - chuyên gia hàng đầu
  • Đội ngũ y tá tận tâm
  • Phòng khám sạch đẹp
  • Trang thiết bị tối tân
  • Thời gian khám tiện lợi
  • Quy trình nghiêm túc
Giờ làm việc
  • T2 - T7: 7h30- 17h
  • CNKhám online tất cả khung giờ trong ngày
Trợ giúp
Nếu bạn muốn lên lịch hẹn hãy nhấn nút "Đặt lịch hẹn" dưới đây
icon

7+

Số năm kinh nghiệm
icon

1000+

Số ca phẫu thuật thành công
icon

800+

Ý kiến phản hồi từ bệnh nhân

Trải nghiệm khách hàng

heartbeat

Khách hàng là những đóng góp thiết thực nhất, chúng tôi thật vui vẻ khi được đón nhận những lời góp ý chân thành từ khách hàng

Đang cập nhật...

Hương Suri

Hương Suri

Đang cập nhật...

Đoàn Giang Hương

Đoàn Giang Hương

Đang cập nhật...

Ngọc Anh

Ngọc Anh

SỐNG CHUNG CÙNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP VÀO MÙA LẠNH

15/05

"SỐNG CHUNG" CÙNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP VÀO MÙA LẠNH
user Vi Văn Dương
"SỐNG CHUNG" CÙNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP VÀO MÙA LẠNH Tại Việt Nam bệnh viêm khớp dạng thấp là 1 trong 10 bệnh gây gánh nặng về tàn tật và là nguyên nhân gây tàn tật đứng thứ 42 trên thế giới. Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, gặp nhiều ở đối tượng ngoài 30 tuổi, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhiều gấp 2-3 lần bệnh nhân nam. bệnh thường xuất hiện và tái phát nhiều hơn vào mùa lạnh.  Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS CKI Vi Văn Dương - Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn Bệnh viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn điển hình, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề hậu quả là gây viêm màng hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau. Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim, phổi, da, mạch máu…     Nguyên nhân và triệu chứng: Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là gì dẫn đến tình trạng rối loạn miễn dịch này. Về cơ bản, viêm khớp được cho là do sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, môi trường, hormone, miễn dịch và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các yếu tố về kinh tế xã hội, tâm lý và lối sống cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và hậu quả của bệnh, chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có chất kích thích… Viêm khớp có tính chất đối xứng, đau âm ỉ ngày đêm nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa, đau tăng dần về nửa đêm và rạng sáng. Ngoài các biểu hiện của bệnh đi kèm theo mà người bệnh dễ dàng nhận biết như: mệt mỏi , sốt nhẹ, chán ăn, giảm cân, da xanh. Ngoài ra có thể có hạt thấp dưới da, viêm mao mạch. Lâu ngày cơ có thể bị teo, viêm gân, dây chằng lỏng lẻo, biến dạng các khớp.    Biến chứng của viêm khớp dạng thấp: Biến chứng dễ dàng nhận thấy rõ nhất của bệnh là tình trạng co quắp các ngón tay làm hạn chế chức năng vận động của khớp cổ tay, cổ chân… Nguy hiểm hơn là gây teo cơ tại bàn chân và bàn tay và có thể bị tàn phế.   Thói quen tốt cho vào mùa lạnh người bệnh viêm khớp dạng thấp: Chườm ấm Tập thể dục thường xuyên Ngủ đủ giấc Chế độ dinh dưỡng lành mạnh   Lưu ý: Người bệnh cần hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều đường… vì chúng làm cho tình trạng tổn thương xương khớp trở nặng hơn, khiến khớp sưng và đau nhiều hơn. Ngoài ra, nên tránh xa thức uống có cồn vì chúng không chỉ làm giảm tác dụng của các loại thuốc chữa viêm khớp mà còn gây ra nhiều phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe.   Khám và điều trị Viêm khớp dạng thấp:  Do Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, nên chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Và là một bệnh mạn tính, nên việc điều trị sẽ kéo dài. Khi nghi ngờ bị bệnh viêm khớp dạng thấp cần đi khám bệnh và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh.  Nguyên tắc điều trị là giảm đau, giảm viêm, giãn cơ và giảm cứng khớp. Thuốc dùng để giảm đau chống viêm có nhiều loại khác nhau nhưng ngoài tác dụng chính (giảm đau, chống viêm) chúng còn gây nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và không tự mua thuốc để điều trị cho mình hoặc người nhà khi không có chuyên môn về y học.   Lưu ý: với người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là không được tiêm bất cứ loại thuốc nào vào vùng đau của khớp hoặc vào khớp khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cơ xương  khớp.   Theo BS CKI Vi Văn Dương cho biết: Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, có khi hàng chục năm, vì vậy đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị, không để gián đoạn. Người bệnh hàng tháng nên đi khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thuận lợi hơn.   Để nhận thêm thông tin tư vấn các bệnh về xương khớp và đặt lịch khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình cùng BS CKI Vi Văn Dương, Quý Khách có thể liên hệ tại đây
5 giờ xuyên đêm nối bàn tay đứt gần lìa

11/05

5 giờ xuyên đêm nối bàn tay đứt gần lìa
user Vi Văn Dương
Nam bệnh nhân N.T.Đ, 32 tuổi, ở Đồng Nai, nhập viện cấp cứu trong tình trạng bàn tay trái bị đứt gần lìa, đứt gân, cơ, mạch máu, thần kinh và mất nhiều máu. Ngày 28.6, BS.CKI. Vi Văn Dương, khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện ĐKQT Nam Sài Gòn - cho biết ngay trong đêm tiếp nhận bệnh nhân, đánh giá nguy cơ bàn tay sẽ không thể phục hồi nếu không xử lý kịp thời, ê kíp đã kích hoạt khẩn cấp quy trình báo động đỏ để kịp thời gian vàng điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân nhanh chóng được ê kíp thăm khám, hồi sức tích cực, truyền máu, giảm đau, sơ cấp cứu bảo quản lại bàn tay bị đứt. Sau khi hồi sức, truyền máu, truyền dịch, các bác sĩ đã quyết định thực hiện phẫu thuật vi phẫu nối tay cho bệnh nhân. Sau hơn 5 giờ ca phẫu thuật đã thành công.  Sau phẫu thuật 3 ngày, tình trạng bệnh nhân đã ổn định. Bàn tay bệnh nhân đã hồng hào, có thể nhúc nhích nhẹ các đầu ngón tay. Sau hậu phẫu, bệnh nhân bước vào giai đoạn vật lý trị liệu, kết hợp với các hỗ trợ chuyên môn từ bác sĩ để hồi phục vận động. Bàn tay của bệnh nhân sau khi được nối BSCC BS.CKI. Vi Văn Dương chia sẻ, may mắn khi bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong thời gian vàng. Do đó, chưa đầy 1 giờ nhập viện, bệnh nhân nhanh chóng được phẫu thuật. Đứt lìa bàn tay là một ca bệnh phẫu thuật với các thao tác nối lại rất khó, cần sự khéo léo, tập trung cao độ, kinh nghiệm về phẫu thuật vi phẫu. Bác sĩ Dương khuyến cáo nếu gặp trường hợp đứt lìa hay gần lìa tay chi thể, bệnh nhân cần phải làm sạch vết thương, nước muối sinh lý nếu có, quấn băng hoặc vải sạch quanh phần đứt lìa rồi cho vào túi nhựa mỏng, buộc miệng túi lại và bảo quản trong môi trường lạnh phần chi đứt lìa. Sau đó, cần chuyển gấp bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, càng sớm càng tốt. Nếu phần chi thể được bảo quản đúng và tiến hành phẫu thuật sớm thì tỷ lệ thành công sau mổ sẽ cao hơn.