"SỐNG CHUNG" CÙNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP VÀO MÙA LẠNH
Tại Việt Nam bệnh viêm khớp dạng thấp là 1 trong 10 bệnh gây gánh nặng về tàn tật và là nguyên nhân gây tàn tật đứng thứ 42 trên thế giới. Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, gặp nhiều ở đối tượng ngoài 30 tuổi, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhiều gấp 2-3 lần bệnh nhân nam. bệnh thường xuất hiện và tái phát nhiều hơn vào mùa lạnh.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS CKI Vi Văn Dương - Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn
Bệnh viêm khớp dạng thấp:
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn điển hình, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề hậu quả là gây viêm màng hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau. Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim, phổi, da, mạch máu…
Nguyên nhân và triệu chứng:
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là gì dẫn đến tình trạng rối loạn miễn dịch này. Về cơ bản, viêm khớp được cho là do sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, môi trường, hormone, miễn dịch và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các yếu tố về kinh tế xã hội, tâm lý và lối sống cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và hậu quả của bệnh, chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có chất kích thích…
Viêm khớp có tính chất đối xứng, đau âm ỉ ngày đêm nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa, đau tăng dần về nửa đêm và rạng sáng. Ngoài các biểu hiện của bệnh đi kèm theo mà người bệnh dễ dàng nhận biết như: mệt mỏi , sốt nhẹ, chán ăn, giảm cân, da xanh. Ngoài ra có thể có hạt thấp dưới da, viêm mao mạch. Lâu ngày cơ có thể bị teo, viêm gân, dây chằng lỏng lẻo, biến dạng các khớp.
Biến chứng của viêm khớp dạng thấp:
Biến chứng dễ dàng nhận thấy rõ nhất của bệnh là tình trạng co quắp các ngón tay làm hạn chế chức năng vận động của khớp cổ tay, cổ chân…
Nguy hiểm hơn là gây teo cơ tại bàn chân và bàn tay và có thể bị tàn phế.
Thói quen tốt cho vào mùa lạnh người bệnh viêm khớp dạng thấp:
Chườm ấm
Tập thể dục thường xuyên
Ngủ đủ giấc
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Lưu ý: Người bệnh cần hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều đường… vì chúng làm cho tình trạng tổn thương xương khớp trở nặng hơn, khiến khớp sưng và đau nhiều hơn. Ngoài ra, nên tránh xa thức uống có cồn vì chúng không chỉ làm giảm tác dụng của các loại thuốc chữa viêm khớp mà còn gây ra nhiều phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe.
Khám và điều trị Viêm khớp dạng thấp:
Do Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, nên chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Và là một bệnh mạn tính, nên việc điều trị sẽ kéo dài. Khi nghi ngờ bị bệnh viêm khớp dạng thấp cần đi khám bệnh và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh.
Nguyên tắc điều trị là giảm đau, giảm viêm, giãn cơ và giảm cứng khớp. Thuốc dùng để giảm đau chống viêm có nhiều loại khác nhau nhưng ngoài tác dụng chính (giảm đau, chống viêm) chúng còn gây nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và không tự mua thuốc để điều trị cho mình hoặc người nhà khi không có chuyên môn về y học.
Lưu ý: với người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là không được tiêm bất cứ loại thuốc nào vào vùng đau của khớp hoặc vào khớp khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.
Theo BS CKI Vi Văn Dương cho biết: Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, có khi hàng chục năm, vì vậy đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị, không để gián đoạn. Người bệnh hàng tháng nên đi khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thuận lợi hơn.
Để nhận thêm thông tin tư vấn các bệnh về xương khớp và đặt lịch khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình cùng BS CKI Vi Văn Dương, Quý Khách có thể liên hệ tại đây